Du Bai Khu Công Nghiệp Nhà Xưởng Thành Đạt Kho Xưởng Khu Công Nghiệp Kho Xưởng Đất Công Nghiệp FDI chim Du Bai

Mua Bán Và Sáp Nhập Doanh Nghiệp - M&A

06/04/2024 - Mr. Tuấn Anh
Mua Bán Và Sáp Nhập Doanh Nghiệp - M&A

Mua Lại Và Sáp Nhập Doanh Nghiệp (M&A), Mua Bán Và Sáp Nhập Doanh Nghiệp (M&A), M&A Việt Nam, Mua Bán Sáp Nhập Công Ty, Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp, Mua Bán Công Ty, Mua Bán Doanh Nghiệp, Mua Bán Sáp Nhập Công Ty Doanh Nghiệp, Mua Bán Công Ty Doanh Nghiệp, Mua Bán Cổ Phần Công Ty Doanh Nghiệp, Chuyển Nhượng Cổ Phần Công Ty Doanh Nghiệp, Hợp Tác Liên Kết Công Ty Doanh Nghiệp, Thâu Tóm Công Ty Doanh Nghiệp, Thương Vụ M&A, Kêu Gọi Vốn Đầu Tư, Tư Vấn M&A, Mua Bán M&A, Môi Giới M&A, M&A Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp, Kêu Gọi Vốn Đầu Tư,… về các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh như: Bất Động Sản, Ngân Hàng, Tài Chính, Chứng Khoán, Du Lịch, Thương Mại Điện Tử, Xây Dựng, Xuất Nhập Khẩu, Y Tế, Giáo Dục, Trí Tuệ Nhân Tạo, Nông Nghiệp, Công Nghệ Thông Tin, Sản Xuất Ô Tô Điện, Thời Trang, Mỹ Phẩm, Dược Phẩm, Khai Khoáng, Nông Lâm Thủy Hải Sản, Vui Chơi Giải Trí, Năng Lượng, Bảo Hiểm Nhân Thọ, Bưu Chính Viễn Thông, Mạng Xã Hội, Thời Trang, Bán Buôn Bán Lẻ, Công Nghệ, AI, Bệnh Viện, Thẩm Mỹ, Chế Biến Chế Tạo, Xản Xuất, Chíp Bán Dẫn, Pin Xe Điện, Nội Thất Đồ Gỗ, Vận Tải Kho Bãi,… và còn rất nhiều các lĩnh vực, ngành nghề đang cần bán cổ phần, kêu gọi vốn đầu tư, mua bán sáp nhập Doanh Nghiệp, M&A, Thâu Tóm, Hợp Tác Liên Kết,…

Những điều cần biết về (M&A) Mua bán sáp nhập Doanh Nghiệp

M&A là viết tắt bằng tiếng Anh của “mergers và acquisitions”, có nghĩa là “mua lại và sáp nhập” hay còn được dịch là “mua bán và sáp nhập”.

M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát 1 doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Việc sáp nhập hoặc mua lại là hình thức tái tổ chức doanh nghiệp, thường được thực hiện bởi 1 hoặc nhiều doanh nghiệp có cùng định hướng trong kinh doanh.

Sáp nhập (Mergers): Là 1 hoặc nhiều doanh nghiệp (gọi là doanh nghiệp bị sáp nhập) sáp nhập vào 1 doanh nghiệp khác (doanh nghiệp nhận sáp nhập) bằng cách chuyển nhượng toàn bộ tài sản, nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình sang cho doanh nghiệp nhận sáp nhập. Sau khi hoàn thành sáp nhập, doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ không còn tồn tại;

Mua lại (Acquisitions): Là việc 1 công ty, doanh nghiệp lớn thực hiện mua lại 1 ngành nghề hoặc mua lại 1 phần hoặc toàn bộ vốn góp, cổ phần, tài sản của 1 công ty nhỏ hơn với mục đích kiểm soát, chi phối công ty bị mua lại. Sau khi hoàn thành thủ tục mua lại, công ty bị mua lại (công ty con) vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân cũ, còn doanh nghiệp mua lại (hay công ty mẹ) sẽ có quyền sở hữu hợp pháp công ty bị mua.

CÁC HÌNH THỨC M&A (MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP)

Theo chức năng của các công ty, doanh nghiệp thành viên tham gia vào thương vụ M&A, hoạt động M&A được phân thành 3 hình thức dưới đây:

1. M&A chiều dọc (Vertical)

M&A theo chiều dọc là hình thức mua bán, sáp nhập được thực hiện giữa các công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất, cùng một dịch vụ hoặc cùng kinh doanh một sản phẩm nhưng khác nhau ở giai đoạn sản xuất mà các công ty này đang hoạt động.

Hoạt động mua bán, sáp nhập theo chiều dọc mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:

Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào xuyên suốt cho quá trình sản xuất;

Kiểm soát được chất lượng nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp, tối ưu chi phí sản xuất;

Kiểm soát nguồn cung ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành và các đối thủ cạnh tranh;

Gia tăng doanh thu, tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất Pin xe điện sáp nhập vào doanh nghiệp sản xuất xe ô tô điện. Đây chính là sáp nhập theo chiều dọc, việc sáp nhập này sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất xe ô tô điện chủ động được nguồn nguyên liệu tiết kiệm được nhiều chi phí trung gian và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2. M&A chiều ngang (Horizontal)

M&A theo chiều ngang là hình thức mua bán, sáp nhập được thực hiện giữa các công ty, doanh nghiệp cung cấp các nhóm sản phẩm, dịch vụ giống nhau hoặc tương tự nhau cho người tiêu dùng cuối cùng và cùng ở 1 giai đoạn sản xuất.

Hoạt động mua bán, sáp nhập theo chiều ngang mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:

Hoàn thiện công nghệ, tối ưu quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí sản xuất;

Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh;

Tăng thị phần doanh nghiệp do có sự kết hợp thị phần giữa 2 hoặc nhiều công ty;

Sự kết hợp tài chính, thị phần giúp gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi mua bán, sáp nhập;

Gia tăng sức ảnh hưởng đối với thị trường, chủ động trong việc kiểm soát thị trường, giá cả.

Ví dụ: Tập đoàn Central Group của gia đình tỷ phú Thái Chirathivat đã mua lại Big C – và đổi tên thành siêu thị Go!

Central Group của Thái Lan là một gương mặt quen thuộc tại Việt Nam. Tập đoàn Thái này là đơn vị mua lại 49% cổ phần của Nguyễn Kim, và gần đây là Zalora Việt Nam,…

Với hệ thống rộng khắp Thái Lan và mở rộng sang các nước ASEAN như Việt Nam, Malaysia,... tập đoàn này có tổng tài sản gần 10 tỷ USD với hệ thống bán lẻ gồm các trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng ở nhiều quốc gia, tổng số lao động hơn 70.000 người.

3. M&A kết hợp (Conglomerate)

M&A kết hợp là hình thức mua bán, sáp nhập giữa nhiều công ty, doanh nghiệp để tạo thành một tập đoàn kinh tế. Hình thức sáp nhập này phổ biến đối với các công ty có chung một đối tượng khách hàng trong 1 ngành cụ thể nhưng việc sản phẩm và dịch vụ lại khác nhau.

Hình thức mua bán, sáp nhập kết hợp mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:

Sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp tham gia thương vụ M&A này mặc dù khác nhau nhưng có thể bổ sung, hỗ trợ nhau, từ đó giúp đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp;

Tạo nên trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh;

Tăng doanh thu từ việc bán được nhiều sản phẩm cùng lúc;

Tạo cơ hội cho các công ty có thể tham gia vào các lĩnh vực khác của ngành với rủi ro thấp.

Ví dụ: Sáp nhập công ty sản xuất giầy da với công ty sản xuất thắt lưng da. Đây là nhóm ngành có chung khách hàng mục tiêu, chung nguồn nguyên liệu đầu vào. Việc sáp nhập không chỉ giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, gia tăng các mặt hàng phục vụ cho người tiêu dùng tại 1 điểm bán mà còn giúp tăng trải nghiệm mua sắm và gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngoài 3 hình thức M&A theo chức năng thì tùy vào từng tiêu chí mà việc sáp nhập sẽ được chia thành nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn nếu tiêu chí để thực hiện sáp nhập căn cứ vào chủ thể tham gia thì thương vụ M&A được chia thành 2 loại: trong nước và quốc tế.

7 tiêu chí và hình thức mua bán sáp nhập doanh nghiệp.

QUY TRÌNH MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP (M&A)

Trong thực tế, tùy thuộc vào quy mô, mức độ phức tạp của doanh nghiệp mục tiêu (doanh nghiệp bị sáp nhập, bị mua lại) của mỗi thương vụ M&A mà thời gian từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành có thể kéo dài từ vài tháng đến hàng năm. Tuy nhiên, quy trình thực hiện 1 thương vụ M&A về cơ bản bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Xác định doanh nghiệp mục tiêu cho thương vụ M&A;

Bước 2: Thực hiện đánh giá doanh nghiệp mục tiêu;

Bước 3: Lên phương án và lựa chọn hình thức sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp mục tiêu;

Bước 4: Phân tích, định giá doanh nghiệp mục tiêu;

Bước 5: Thực hiện đàm phán việc thu mua, sáp nhập;

Bước 6: Thẩm định thông tin;

Bước 7: Thực hiện việc thu mua, sáp nhập;

Bước 8: Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính;

Bước 9: Kết thúc việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

HẠN CHẾ VÀ LỢI ÍCH CỦA M&A

1. Hạn chế, rủi ro khi tiến hành mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Hạn chế của M&A

Khó xác định giá trị thực của công ty bị mua lại, bị sáp nhập;

Quá trình mua bán, sáp nhập thường do bộ phận tài chính, pháp chế giữa 2 bên công ty thực hiện. Chính vì vậy, quá trình M&A có thể mất nhiều thời gian từ vài tháng đến hàng năm, tiêu tốn không ít nhân lực và chi phí của doanh nghiệp;

Việc tập trung tài chính, nguồn lực vào việc mua lại 1 doanh nghiệp có thể khiến công ty của bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt khác;

Có thể xảy ra những bất đồng, mâu thuẫn nội bộ sau khi sáp nhập doanh nghiệp;

Sự khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp khiến các nhân viên của doanh nghiệp bị mua lại, bị sáp nhập khó thích ứng.

Rủi ro của M&A

Một số tài sản không thể chuyển nhượng được nếu thực hiện M&A như: dữ liệu khách hàng, lợi thế thương mại;

Sự rời đi của một số cổ đông trong công ty do phản đối kế hoạch mua lại, sáp nhập;

Khi quyết định mua lại hoặc sáp nhập, doanh nghiệp của bạn sẽ phải gánh thêm các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp bị mua lại hoặc bị sáp nhập. Nếu không có sự tìm hiểu kỹ càng, doanh nghiệp của bạn có thể đối mặt với nguy cơ về tài chính trong tương lai gần.

2. Lợi ích của hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Bên cạnh những rủi ro mà hoạt động M&A mang lại thì mỗi hình thức M&A đều có những lợi ích nhất định đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, hầu hết các thương vụ M&A đều có chung một mục tiêu là giảm chi phí, cải thiện doanh thu, thị phần và nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận

Quá trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp hoàn thành sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí sản xuất vì kết hợp được nguồn lực sản xuất của 2 hoặc nhiều doanh nghiệp là nhân công có trình độ kỹ thuật và nguồn nguyên vật liệu;

Tối ưu các chi phí khác từ việc tận dụng các tài nguyên sẵn có khác của doanh nghiệp bị mua bán, bị sáp nhập như công nghệ, kho bãi, nhân công, hệ thống cửa hàng, nguồn khách hàng, giá trị thương hiệu….

Cải thiện nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp bị mua lại, bị sáp nhập: Trong thương vụ M&A, nếu doanh nghiệp bị mua lại, bị sáp nhập là doanh nghiệp có khả năng tài chính kém hoặc đang ở tình trạng thua lỗ thì việc sáp nhập (hoặc chấp nhận bán lại 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp) sẽ giúp cải thiện sức mạnh tài chính hoặc cũng có thể giúp chủ doanh nghiệp trút bỏ được những khoản nợ mất khả năng chi trả;

Đối với doanh nghiệp mua lại hoặc sáp nhập: Xét về giá trị thương mại, việc sáp nhập hoặc mua lại thường sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực về mặt tài chính cho doanh nghiệp như: tăng giá cổ phiếu, gia tăng tài sản, cơ hội tiếp cận đầu tư, tăng khả năng vay vốn, tăng doanh thu, lợi nhuận…

Mở rộng quy mô, thị phần của doanh nghiệp

Giá trị dễ thấy nhất của M&A chính là hiệu quả kinh doanh mang lại từ việc mở rộng quy mô doanh nghiệp. Sau thương vụ M&A, doanh nghiệp có thể thuận lợi tiến vào thị trường mới, sở hữu dây chuyền công nghệ mới, mở rộng phạm vi phân phối, tập khách hàng;

Mặt khác, việc khai thác và tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có như mạng lưới phân phối, đội ngũ quản lý, quy trình bán hàng, tập khách hàng thân thiết… cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí hoạt động và chi phí quản lý, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận

Trong quá trình thực hiện hoạt động M&A 2 sẽ có thể phải thực hiện các bước cơ bản sau đây.

Thay đổi tên công ty, doanh nghiệp, lô gô, thương hiệu,..

Bổ sung ngành nghề kinh doanh,

Thay đổi cổ đông, thành viên góp vốn

Tăng vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn

Thay đổi người đại diện trước Phát Luật

Quyết định bầu chủ tịch HĐQT mới

Quyết định về việc bầu Tổng Giám Đốc, Giám Đốc Điều Hành

Miền nhiệm một số chức vụ

Bổ nhiệm một số chức vụ và vị trí lãnh đạo quan trọng

Họp đại hội đồng cổ đông về việc thông qua các bước trên

https://tapdoanthanhdat.vn/

https://nhaxuongthanhdat.vn/

https://batdongsanthanhdat.vn/

https://xn--ttgroup-g7a.com/

Liên hệ: Vũ Tuấn Anh (Sinh năm 1985)

Chuyên gia tư vấn đầu tư BĐSCN

Chuyên gia tư vấn M&A

CEO - TĐTGROUP.COM

CEO - Bất Động Sản Thành Đạt

CEO - Tập Đoàn Thành Đạt

CEO - Subasa Việt Nam

CEO - Subasa Toàn Cầu

Hotline: 0333 69 1111 & 0988 11 8385



thànhđạt group - subasa group - tđt group
CHUYÊN GIA XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
Mr. Tuấn Anh
CEO Tập Đoàn
Mobile: 0988.11.8385
Vũ Tuấn Anh
CEO - BĐS Công Nghiệp
Mobile: 0333.69.1111
Mr. Vấn
Phó Giám Đốc
Mobile:
Mr. Quân
TGĐ - BĐS Thành Đạt Bắc Giang
Mobile:
Mr. Đắc
GĐ - BĐS Thành Đạt Quảng Ninh
Mobile:
Mrs. Trang
Giám Đốc Dự Án
Mobile:
Mrs. Nga
Phó Trưởng Phòng KD
Mobile:
Mr. Hoàn
Giám Đốc Dự Án
Mobile:
Mr. Chí
Giám Đốc BĐS Thành Đạt Hải Dương
Mobile:
Mr. Thành Vinh
Giám Đốc Bốc Xếp Thành Đạt
Mobile: 0966.98.11.85
Mr. Oai
Taxi Tải Thành Đạt
Mobile: 0566.89.1111
Mr. Thuân
GĐ Công Ty Bảo Vệ TTP
Mobile: 0962.065.505
Mr. Huệ
GĐ BĐS Thành Đạt Bắc Ninh
Mobile:
Mrs. Lữ
Trưởng Phòng KD
Mobile:
partner
đối tác - khách hàng
Chat Zalo

0333.69.1111